Mục lục
Trên thị trường làm đẹp, mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe, cụm từ OEM mỹ phẩm được coi là từ khóa “hot” nhất và là xu hướng được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Vậy OEM là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này nhé!
I. Khái niệm OBM, ODM và OEM
OBM hay còn được gọi là Original Brand Manufacturer, có nghĩa là công ty phát triển thương hiệu hoặc duy trì thương hiệu uy tín với người tiêu dùng. Việc này sẽ được thực hiện thông qua hoạt động thu mua lại hàng hóa của các công ty khác và đóng thương hiệu của mình nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm.
ODM là viết tắt của từ Original Design Manufacturer, được hiểu là đơn vị làm nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Công ty ODM có trách nhiệm biến những ý tưởng của các doanh nghiệp thành sản phẩm thực tế.
OEM có tên đầy đủ là Original Equipment Manufacturing là khái niệm chỉ các công ty, nhà máy sản xuất hàng hóa sở hữu công nghệ gốc theo các yêu cầu về thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước của Khách hàng, Đối tác và phân phối sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh hay các cửa hàng bán lẻ. Do vậy, có thể hiểu đơn giản rằng công ty OEM thực hiện nghĩa vụ sản xuất độc quyền sản phẩm theo yêu cầu của Khách hàng, Đối tác và chuyển đến các đơn vị phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ. Về tên thương hiệu và quyền sản xuất sẽ thuộc sở hữu của công ty đặt hàng gia công.
II. Tìm hiểu về OEM mỹ phẩm
OEM mỹ phẩm là những nhà máy, phân xưởng thực hiện nghĩa vụ sản xuất mỹ phẩm cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị khác.
Theo đó, các công ty OEM mỹ phẩm có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng (các doanh nghiệp hoặc cửa hàng bán lẻ) giải quyết những khó khăn trong việc sản xuất mỹ phẩm, cụ thể như: nhân lực sản xuất, hệ thống công xưởng, nguyên liệu đầu vào,… Các công ty kinh doanh hoặc phân phối mỹ phẩm sẽ có được sản phẩm theo yêu cầu của mình mà không cần mất một khoản chi phí sản xuất nào, vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào OEM.
Điểm khác biệt giữa ODM và OEM mỹ phẩm là công ty ODM sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu công thức mỹ phẩm theo ý tưởng và mong muốn của khách hàng, hoặc sử dụng nguyên liệu khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, công ty OEM nhận sản xuất mỹ phẩm theo công thức độc quyền có sẵn tại công ty. Tuy nhiên, cả hai hình thức này đều giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhân lực trong quá trình sản xuất mỹ phẩm.
Điểm khác biệt giữa ODM và OEM là công ty ODM sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu công thức sản phẩm theo ý tưởng của khách hàng
III. Đặc điểm các loại hình công ty OBM, ODM, OEM mỹ phẩm
Các khách hàng hoặc đơn vị kinh doanh có nhu cầu thuê công ty OBM, ODM hoặc OEM sẽ có được những lợi ích sau:
1. Năng lực sản xuất lớn
Đối với những doanh nghiệp vừa mới bước chân vào thị trường thì việc sản xuất mỹ phẩm thường gặp khó khăn về máy móc, thiết bị, nhân lực, nguyên liệu,… Tuy nhiên, họ cũng có thể đề cập đến phương án thuê công ty ODM hoặc OEM mỹ phẩm để việc đưa sản phẩm mới ra thị trường được diễn ra thuận lợi hơn. Đối với công ty OBM mỹ phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và tiếp cận gần hơn với khách hàng trên thị trường.
2. Tiết kiệm chi phí
Việc thuê công ty OBM, ODM và OEM mỹ phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn. Giảm bớt gánh nặng trong việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất hoặc quảng bá thương hiệu. Nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khi phân phối ra thị trường.
OBM, ODM và OEM mỹ phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra những dòng mỹ phẩm mới, quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng.
OBM, ODM và OEM mỹ phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra những dòng sản phẩm làm đẹp mang thương hiệu của riêng mình nhưng vẫn tiết kiệm chi phí
3. Một số hạn chế của các loại hình này
- Loại hình OBM
Một số rủi ro thường xảy ra trong quá trình hợp tác giữa hai bên. Công ty OBM không uy tín, có thể thực hiện sai nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hưởng uy tín thương hiệu. Doanh nghiệp có khả năng mất đi khách hàng vì hợp tác với một công ty làm thương hiệu không hiệu quả.
- Loại hình ODM/OEM
Doanh nghiệp sẽ không thu được mức lợi nhuận tối đa khi thuê ODM/OEM so với việc tự sản xuất và bán mỹ phẩm mang tên thương hiệu của mình.
- Đối với người tiêu dùng
Khách hàng thường có thói quen sử dụng mỹ phẩm theo mức độ uy tín trên thị trường. Điều này sẽ khiến họ lầm tưởng về sản phẩm và ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng. Khách hàng sẽ dễ mất đi niềm tin khi biết sản phẩm mình tin tưởng đang được gia công trọn gói bởi một đơn vị khác. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng trong truyền thông. Đồng thời, cần phải trung thực với khách hàng nếu như đang hoạt động thông qua các mô hình này.
Loại hình kinh doanh này vẫn còn tồn tại một vài rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp muốn đặt hàng gia công sản phẩm
IV. Medistem – Nhà máy gia công mỹ phẩm tiêu chuẩn GMP ASEAN
Medistem sở hữu nhà máy gia công mỹ phẩm toàn diện đạt chứng nhận GMP ASEAN, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt hàng với năng lực sản xuất lớn và nguồn nguyên liệu tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng là tiêu chí theo được tuân thủ và đặt lên hàng đầu tại Medistem.
Ngoài ra, với đội ngũ Cố vấn gồm nhiều Chuyên gia trong ngành, Nhà khoa học và Tiến sĩ nghiên cứu, Medistem đã và đang khẳng định được sự uy tín, vị thế của mình, luôn mong muốn cùng bạn xây dựng nên thương hiệu uy tín, vững mạnh trong lòng khách hàng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến OBM, ODM và OEM mỹ phẩm trên thị trường gia công mỹ phẩm hiện nay. Mong rằng bài chia sẻ này sẽ hữu ích với các doanh nghiệp có ý định hợp tác với các loại hình công ty này. Hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một đơn vị gia công bên ngoài trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm của công ty mình.